Đối với những người sử dụng máy tính dù ít hay nhiều thì khái niệm Windows 64bit và Windows 32bit chắc hẳn đã gặp rất nhiều rồi. Theo kinh nghiệm của mình, trước khi cài đặt hệ điều hành Windows vào máy. Cho dù bạn cài win từ ổ cứng, usb hay đĩa CD, chúng ta cần biết về Windows 64bit và Windows 32bit để có giải pháp cài đặt và sử dụng máy tính với hiệu năng tối ưu nhất.
Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm windows 64 bit và Windows 32bit là gì. Sự khác biệt của chúng ở những điểm nào, và khi nào máy tính của chúng ta nên sử dụng windows 64bit, khi nào chúng ta nên cài windows 32bit.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu Windows 64bit và Windows 32bit là kiểu của hệ điều hành. Với sự khác biệt đầu tiên đó là về tên của khái niệm. Windows 64bit và Windows 32bit phù hợp với mỗi hệ thống phần cứng khác nhau. Windows 64bit phù hợp với máy có CPU có độ rộng thanh ghi là 64bit, tương tự đối với Windows 32bit cũng tương ứng với CPU có thanh ghi 32bit. Thanh ghi có chứa các dữ liệu mà CPU cần phải xử lý.
Chính vì vậy mà đối với mỗi kiểu hệ điều hành Windows 64bit hay Windows 32bit phù hợp với hệ thống phần cứng khác nhau.
Windows 64bit và Windows 32bit là gì?
1. Kiểm tra máy tính đang sử dụng Windows 32bit hay Windows 64bit
Các bạn có thể xem thông tin cấu hình và kiểm tra phần cứng. Để biết được laptop hoặc máy tính bàn của mình đang sử dụng Windows 64bit hay Windows 32bit thì chúng ta làm như sau:
Đầu tiên ở màn hình máy tính Desktop của bạn, các bạn click chuột phải vào biểu tượng My Computer và chọn Properties
Như hình ảnh ở trên các bạn thấy trong phần System type: 32-bit Operating System – Như vậy là máy tính của bạn đang chạy hệ điều hành Windows 32bit đấy.
2. Sự khác nhau cơ bản của Windows 64bit và Windows 32bit là gì?
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu sự khác nhau cơ bản giữa hai hệ điều hành Windows 63bit và Windows 32bit:
– Đầu tiên đó là Windows 32bit dành cho phần cứng với RAM từ 4GB trở xuống. Thông thường với hệ điều hành Windows 32bit thì khi máy tính hoạt động chỉ có thể nhận RAM tối đa là từ 3,2GB đến 3,5GB thôi. Chính vì vậy đối với hệ điều hành Windows 32bit mà RAM của bạn đến 8GB thì cũng thừa một cách lãng phí. Trường hợp mà RAM máy tính của bạn thấp, máy tính hoạt động sử dụng hết bộ nhớ RAM thì hệ thống tự động chuyển sang sử dụng dung lượng ổ cứng để lưu trữ.
– Ngược lại đối với hệ điều hành Windows 64bit thì các bạn có thể nâng cấp bộ nhớ RAM thoải mái. Máy tính cài Windows 64bit, mỗi ứng dụng được máy tính cung cấp dung lượng RAM lến đến 8000GB. Một con số khủng khiếp rồi. Đương nhiên máy có thể hoạt động cùng lúc nhiều ứng dụng khá trơn tru.
3. Ưu điểm, nhược điểm của Windows 64bit
* Ưu điểm của Windows 64bit
– Khả năng bảo mật: Điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm đó là khả năng bảo mật của Windows 64bit tốt hơn Windows 32bit. Windows 64bit hỗ trợ sao lưu dữ liệu nhanh chóng, bảo vệ hiệu quả phần cứng với tính năng Kernel Patch Protection.
– Khả năng truy cập và quản lý bộ nhớ hiệu quả: Đối với Windows 64bit, người dùng có thể dễ dàng truy cập và quản lý bộ nhớ hệ thống máy tính. Máy tính của bạn cài RAM càng cao thì máy càng hoạt động hiệu quả khi chạy nhiều ứng dụng. Ngược lại nếu cài Windows 32bit mà máy tính của bạn có 8GB RAM thì cùng lắm máy chỉ sử dụng hết 3,5GB RAM mà thôi.
– Cải thiện năng suất làm việc: Đây là điều mà chúng ta rất dễ thấy ở máy cài Windows 64bit. Như mình đã nói ở trên, đối với máy tính cài Windows 64 bit, máy tính sẽ sử dụng toàn bộ dung lượng bộ nhớ RAM khi cần. Nếu như bạn tăng bộ nhớ RAM lên đến 12GB thì máy sẽ cùng lúc chạy nhiều ứng dụng cho bạn đến bằng hết 12GB RAM mới chuyển sang bộ nhớ ảo hoặc bộ nhớ của ổ cứng. Đây là một ưu thế vượt trội so với Windows 32bit.
– Phân bổ RAM cho các ứng dụng chạy cùng lúc rất hợp lý: Một đặc điểm mà mình rất thích ở Windows 64bit các bạn ạ. Trong quá trình sử dụng máy tính, bạn chạy cùng lúc nhiều phần mềm thì hệ thống sẽ tự động điều chỉnh sao cho máy tính của bạn hoạt động hiệu quả nhất. Chính vì thế mà khi laptop hoặc máy tính bàn của bạn cài Windows 64 bit ít khi bị treo là thế.
* Nhược điểm của Windows 64bit
Như các bạn đã biết, thì gần như cái gì cũng đều có tính hai mặt cả. Đối với Windows 64 bit cũng vậy, mặc dù chúng ta đã thấy nhiều ưu điểm thú vị của nó ở trên. Tuy nhiên, khi sử dụng Windows 64bit cũng không tránh được những điểm còn hạn chế:
– Khi phần cứng của bạn quá cũ, bộ nhớ RAM thấp kết quả là máy tính của bạn sẽ không tương thích.
– Các phần mềm hiện nay có nhiều phần mềm vẫn còn chưa tương thích khi hoạt động trên hệ điều hành Windows 64bit.
– Windows 64bit cho đến nay vẫn là hệ điều hành khá kén phần cứng và phần mềm. Và trước khi cài các phần mềm cần thiết cho hệ điều hành máy tính. Các bạn cần phải xem phần mềm đó có tương thích với Windows 64bit hay không nhé.
4. Máy tính của chúng ta có thể cài được Windows 64bit không?
Chắc chắn một điều là nhiều bạn khi đọc đến đây sẽ có thắc mắc là liệu rằng máy tính của mình có thể cài và sử dụng Windows 64bit không nhỉ?
Để kiểm tra xem hệ thống máy tính của chúng ta có thể sử dụng với Windows 64 bit hay không thì bạn thực hiện như sau:
– Trước hết bạn mở lại cửa sổ System bằng cách ở màn hình máy tính Desktop của bạn, các bạn click chuột phải vào biểu tượng My Computer và chọn Properties.
– Tiếp đó các bạn chọn vào Performance Information and Tools như hình dưới.
– Một cửa sổ mới hiện lên, tại đây các bạn click chọn vào ô mình đánh dấu với dòng chữ View and print detailed performance and system information như hình dưới đây ạ.
– Lại thêm cửa sổ Performance information and Tools được mở lên. Tại cửa sổ này, các bạn tìm đến dòng màu đỏ như hình dưới có dòng 64-bit capable. Nếu có thông báo là Yes thì máy tính của bạn có thể cài và sử dụng tốt Windows 64bit nhé.
5. Có nên cài Windows 64bit cho máy tính của mình không?
Nhiều bạn thắc mắc rằng: Nếu như máy tính của mình có phần cứng mạnh mẽ rồi thì có nên cài Windows 64bit hay không?
Ý kiến của riêng mình là bạn cũng nên cài cho máy tính của mình Windows 64bit. Đặc biệt là đối với các bạn sử dụng nhiều phần mềm nặng như Adobe Dreamwaver, Adobe Photoshop, Autocad,…
Tuy nhiên, quan trọng ở đây là nếu các bạn không hiểu nhiều về phần cứng và phần mềm máy tính thì nên cài Windows 32bit thôi. Vì như mặt hạn chế của Windows 64bit là vẫn chưa tương thích với tất cả các phần mềm hiện nay.
Khi sử dụng Windows 64bit cần chú ý điều gì?
Đến đây thì các bạn đã tự hình dung được máy tính của mình nên cài và sử dụng Windows 64bit hay Windows 32bit rồi chứ. Trong trường hợp bạn muốn cài và sử dụng Windows 64bit thì cần phải trang bị cho mình một số điều cần lưu ý như sau:
– Hệ điều hành Windows 64bit sẽ chiếm nhiều bộ nhớ hơn so với Windows 32bit. Cả trên bộ nhớ RAM và trên ổ cứng của bạn.
– Hệ điều hành Windows 64bit khá kén phần mềm. Vì thế trước khi sử dụng và cài phần mềm vào máy tính. Các bạn cần xem xét xem phần mềm đó có tương thích với hệ điều hành Windows 64bit hay không. Tất nhiên nhiều phần mềm chạy đươc trên cả hai hệ điều hành Windows 32bit và Windows 64bit.
– Bạn không thể nâng cấp hệ điều hành Windows 32bit lên Windows 64bit được. Điều này là không thể.
Với những thông tin về hệ điều hành Windows 64bit và Windows 32bit ở trên. Mình hy vọng bài viết này ít nhiều cũng giúp cho các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc cài đặt và sử dụng máy tính.
Chúc các bạn thành công!