Tối ưu hoá Win 10 là một việc làm cần thiết nếu như các bạn muốn tăng tốc Win 10 để đạt năng suất làm việc cao nhất. Việc tối ưu hoá Win 10 là một nhóm những thao tác giúp tăng tốc máy tính. Bảo mật an toàn cho dữ liệu người dùng. Bạn đã biết cách để tăng tốc máy tính, tuy nhiên có thể kết quả chỉ ở một giới hạn nào đó. Chính vì vậy, tối ưu hoá Windows sẽ giúp cho hiệu năng của máy tính ở mức tốt nhất.
Bài viết sau đây mình sẽ hướng dẫn cách tối ưu hoá Win 10. Máy tính của bạn sẽ hoạt động nhanh hơn, an toàn hơn, khai thác hết hiệu suất của bộ nhớ.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI VIẾT:
- Tối ưu hoá Win 10 bằng các thao tác sau đây
- 1. Tắt hiệu ứng đồ hoạ của Windows (như chuyển đổi, bật tắt các cửa sổ)
- 2. Set thêm Ram ảo cho Win 10
- 3. Tăng tốc độ khởi động vào Windows 10
- 4. Vô hiệu hoá System Restore
- 5. Tắt các service không cần thiết trong Win 10
- 6. Cách tăng tốc độ mạng lên 25%
- 7. Chỉnh lại dung lượng thùng rác
- 8. Thay đổi một số thiết lập trong Control Panel
Tối ưu hoá Win 10 bằng các thao tác sau đây
1. Tắt hiệu ứng đồ hoạ của Windows (như chuyển đổi, bật tắt các cửa sổ)
+ Bước 1: Bạn click chuột phải vào This PC > Chọn vào Properties như hình dưới:
+ Bước 2: Tiếp tục trong cửa sổ System mới mở lên. Bạn click tiếp vào Advanced system settings.
+ Bước 3: Trong hộp thoại System Properties > Trong tab Advanced, bạn click vào Settings.. đầu tiên nhé!
+ Bước 4: Tiếp theo trong hộp thoại Performance Options. Ở tab Visual Effects, phần Custom bạn bỏ tích các mục như dưới đây nhé:
Vậy là xong, bạn chưa click vào OK vội nhé. Giờ chúng ta giữ nguyên cửa sổ Performance Options ở trên để chuyển sang cách Set thêm Ram ảo cho Win 10 dưới đây nhé.
2. Set thêm Ram ảo cho Win 10
+ Bước 1: Trong cửa sổ Performance Options bạn click tiếp vào tab Advanced.
Set thêm Ram ảo cho máy tính sẽ giúp tăng tốc máy tính. Đồng thời đây cũng là một cách để các bạn có thể sửa lỗi full disk win 10 hiệu quả.
+ Bước 2: Tiếp tục bạn click vào Change như dưới đây nhé.
+ Bước 3: Tiếp theo, trong hộp thoại Virtual Memory mở lên. Bạn bỏ chọn ở mục Automatically manage paging file size…
+ Bước 4: Tiếp tục bạn chọn ổ chứa Windows để Set Ram Ảo. Sau đó tick chọn vào Custom size để đặt dung lượng Ram ảo.
+ Bước 5: Tiếp tục bạn nhập dung lượng Ram vào. Không nên vượt quá dung lượng RAM có sẵn của máy tính. Ví dụ 2GB=2048MB. Click tiếp vào Set > chọn tiếp OK.
Có thông báo hiện lên, bạn click tiếp vào OK.
+ Bước 6: Cuối cùng click chọn vào Apply và OK để hoàn thành.
3. Tăng tốc độ khởi động vào Windows 10
+ Bước 1: Vẫn tại cửa sổ System Properties ở trên > Trong phần Startup and Recovery > Click chọn vào Settings…
+ Bước 2: Bạn thấy cửa sổ Startup and Recovery mở lên, hãy bỏ check ở Automatically restart ở mục System failure.
+ Bước 3: Tiếp theo bạn chọn None ở mục Write debugging information.
+ Bước 4: Dòng Time to display list of operating systems là thời gian chờ của Menu Boot. Bạn đặt khoảng 4-5 giây là vừa để giảm thời gian vào Windows.
Cuối cùng bạn click chọn vào OK.
4. Vô hiệu hoá System Restore
+ Bước 1: Vẫn ở cửa sổ System Properties ở trên. Bạn click chuyển sang tab System Protection.
+ Bước 2: Tiếp theo bạn chọn ổ chứa hệ điều hành > sau đó click vào Configure…
+ Bước 3: Cửa sổ mới mở lên, bạn tick chọn vào Disable system protection sau đó nhấn tiếp vào Delete.
+ Bước 4: Một hộp thoại hiện lên hỏi bạn có muốn tiếp tục thao tác. Bạn chọn Continue nhé.
+ Bước 5: Bạn đợi 1 chút!
Quá trình xoá các bản lưu thành công!
+ Bước 6: Bạn click chọn vào Apply rồi nhấn vào Yes.
Cuối cùng click chọn vào OK.
+ Bước 6: Bạn chọn Restart Later để chúng ta chuyển sang các thiết lập tiếp theo ngay nhé.
5. Tắt các service không cần thiết trong Win 10
+ Bước 1: Bạn mở hộp thoại Run bằng tổ hợp phím Windows+R. Sau đó bạn nhập lệnh services.msc và nhấn OK như dưới đây:
+ Bước 2: Trong cửa sổ Services, bạn tìm đến IP Helper.
Click chuột phải vào IP Helper và chọn Properties như dưới đây:
+ Bước 3: Trong cửa sổ IP Helper Properties ở mục Startup type bạn chọn Disabled.
+ Bước 4: Bạn click chọn vào Stop và đợi cho quá trình vô hiệu hoá dịch vụ này diễn ra.
+ Bước 5: Và cuối cùng bạn click vào Apply và chọn OK là xong.
Các dịch vụ khác các bạn thực hiện tương tự.
Tuỳ vào nhu cầu các bạn có thể vô hiệu hoá các dịch vụ sau:
- Offline Files: Đây là tính năng lưu Cache;
- Print Spooler: Bạn có thể vô hiệu hoá nếu như bạn hầu như ít hoặc không bao giờ dùng đến máy in;
- Superfech: Hỗ trợ cho việc cải thiện thời gian tải Win và ứng dụng;
- Windows Defender: Bạn cũng nên tắt chương trình này. Đây là chương trình diệt virus của Windows; Thường thì bạn sẽ khó có thể tắt được Windows Defender ở services. Bạn đọc bài 3 cách tắt Windows Defender mình đã post rồi nhé;
- Windows Firewall: Tường lửa của Windows, bạn cũng có thể tắt hoặc không;
- Windows Search: Hãy để các file và folder một cách gọn gàng. Và bạn không cần đến Windows Search nữa. Hãy tắt nó đi cho Windows nhẹ nhàng hơn;
- Windows Update: Thường mình cũng khuyên mọi người nên tắt dịch vụ này;
- Background Intelligent Transfer Service: Bạn tắt Windows Update thì tắt cả dịch vụ này đi nhé.
6. Cách tăng tốc độ mạng lên 25%
+ Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows+R để mở hộp thoại Run > Tiếp theo nhập lệnh gpedit.msc để mở cửa sổ Local Group Policy Editor.
+ Bước 2: Trong cửa sổ Local Group Policy Editor bạn duyệt theo đường dẫn sau: Computer Configuration > Administrative Templates > Network > Qos Packet Scheduler. Bên mục Setting bạn click chuột phải vào Limit reservable bandwidth và chọn Edit như dưới đây:
+ Bước 3: Trong cửa sổ Limit reservable bandwidth mở lên, bạn tick vào Enabled. Trong mục Options, bạn chuyển giá trị Bandwidth limit thành 0. Sau đó nhấn vào Apply và OK.
7. Chỉnh lại dung lượng thùng rác
+ Bước 1: Bạn click chuột phải vào biểu tượng thùng rác > Chọn Properties.
+ Bước 2: Trong cửa sổ Recycle Bin Properties, bạn thấy ổ D của mình có dung lượng 96,1 GB. Trong đó thùng rác chiếm bớt 6,9 GB rồi. Mình sẽ giảm bớt chỉ số này xuống còn khoảng 3-5 GB thôi.
Tương tự các ổ khác cũng thực hiện giảm dung lượng dành cho thùng rác đi:
+ Bước 3: Sau đó bạn chọn Apply và OK để hoàn thành.
8. Thay đổi một số thiết lập trong Control Panel
+ Bước 1: Bạn click vào Start và chọn Control Panel.
+ Bước 2: Tiếp tục bạn nhấp vào mũi tên cạnh Control Panel và chọn All Control Panel Items như dưới đây để hiển thị tất cả các cài đặt.
+ Bước 3: Tiếp theo bạn nhấp chọn tiếp vào Autoplay.
+ Bước 4: Mục Use AutoPlay for all media and devices có chức năng tự phát nhạc trong đĩa CD/DVD hoặc USB khi bạn cắm vào máy tính. Theo mình thì mục này bạn bỏ tick đi nhé.
+ Bước 5: Sau đó bạn nhấp vào Save để lưu lại.
+ Bước 6: Tiếp tục trong Control Panel Items bạn nhấp chọn tiếp vào File Explorer Options.
+ Bước 7: Cửa sổ File Explorer Options nhấp sang tab View. Bạn tiến hành bỏ chọn ở những dòng mình khoanh màu xanh nhé.
+ Bước 8: Cuối cùng bạn click chọn vào Apply và OK để kết thúc nhé.
+ Bước 8: Vẫn trong Control Panel Items, bạn click vào Security and Maintenance.
+ Bước 9: Tại cửa sổ Security and Maintenance, bạn nhấp chuột vào Change User Account Control settings.
+ Bước 10: Trong cửa sổ User Account Control Settings. Bạn kéo thanh trượt ở mục Always notify xuống dưới cùng sau đó click vào OK.
Bây giờ bạn khởi động lại máy tính và kiểm tra việc tối ưu hoá Win 1o vừa rồi.
Lời kết
Trên đây là các thao tác để giúp bạn tối ưu hoá Win 10. Ngoài những cách thực hiện trên đây, máy tính của bạn cần phải thường xuyên được dọn rác, chống phân mảnh ổ cứng. Các nội dung này mình đã hướng dẫn các bạn ở bài viết tăng tốc Win 10 rồi nhé. Các bạn có thể đọc và thực hiện theo. Như vậy, nếu máy tính của bạn được thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn ở đây thì mình tin là bạn chẳng cần phần mềm tăng tốc máy tính nào mà vẫn tối ưu Win 10 hiệu quả. Mọi ý kiến về thao tác tinh chỉnh Win 10 bạn có thể để lại ở phần bình luận dưới bài viết. Chúc các bạn thành công!