Với hầu hết các bạn sử dụng máy tính thì mình chắc chắn rằng không ít bạn đã gặp các lỗi lớn nhỏ khác nhau. Cho dù bạn là người có kiến thức chuyên sâu về phần cứng đi chăng nữa. Trong các lỗi mà bạn gặp phải, có lỗi full disk 100% là một vấn đề gây rất nhiều khó chịu cho người dùng. Đặc biệt là với những ai sử dụng máy tính chạy hệ điều hành win 10, win 8.
Và bài viết này mình sẽ đưa ra cho các bạn tham khảo các cách khắc phục lỗi full disk 100%. Các bạn có thể sử dụng bất kỳ cách sửa lỗi nào tùy ý, sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng người thôi.
Mẹo: Bạn cũng có thể không cần sửa lỗi Full Disk Win 10 khi: reset Win 10 về trạng thái ban đầu
Nguyên nhân của lỗi full Disk Win 10:
Vâng, Lỗi Full Disk Win 10 hay còn được gọi là lỗi full 100% disk usage trên hệ điều hành. Lỗi này thường xảy ra với những máy tính sử dụng hệ điều hành win 8, hay win 10.
Việc máy tính của bạn gặp phải lỗi full disk 100% do nhiều nguyên nhân khác nhau.
==> Có thể do:
- Máy tính của bạn được update windows.
- Đôi khi có thể do cả đến các phần mềm diệt virus do nó quá nặng sau khi cài đặt.
- Bạn truy cập vào các website không tin cậy, bạn tải các chương trình không rõ nguồn gốc. Từ đó dẫn đến máy tính của bạn nhiễm virus hoặc chương trình gián điệp.
- Thư mục bên trong hệ điều hành của bạn có chứa các file bị lỗi.
- Có thể do máy tính của bạn sử dụng ổ đĩa cứng đã quá cũ, đương nhiên có trường hợp cả lỗi này xuất hiện ngay ở ổ SSD mới.
…Và còn nhiều nguyên nhân khác nữa, đôi khi bạn mở nhiều chương trình để sử dụng quá cũng có thể là một lý do.
Cách khắc phục lỗi full disk win 10:
1. Hãy dừng các chương trình chạy ngầm không cần thiết:
+ Bước 1: Các bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete
để tiến hành mở Task Manage lên.
+ Bước 2: Ở cửa sổ của Task Manage, bạn chuyển sang thẻ Startup
như hình dưới:
+ Bước 3: Tới đây thì giao diện của cửa sổ Task Manage rất trực quan rồi. Các bạn nhìn thấy phần mềm nào không cần thiết thì ngắt nó đi thôi. Bạn chỉ nên để lại một số ứng dụng hoặc chương trình khởi động lên cùng Windows thôi. Đối với các phần mềm đang chạy, bạn muốn tắt nó đi thì chỉ việc click vào chúng sau đó click vào chọn Disable
.
2. Tắt service Connected User Experiences and Telemetry và Superfetch:
Ở cách này các bạn tiến hành thực hiện như sau:
+ Bước 1: Trong thanh tìm kiếm các bạn hãy nhập tìm Service
. Sau đó kết quả hiện lên như hình dưới:
Kết quả tìm kiếm hiện lên và bạn chọn như hình trên.
+ Bước 2: Sau đó bạn lại tiếp tục kéo xuống dưới vẫn của bảng Service bạn chọn Superfetch
.
+ Bước 3: Phần Startup type bạn chọn Manual
nhé. Sau đó click chọn OK
.
Ngoài ra với cách làm tương tự với một số Service khác nữa các bạn có thể điều chỉnh.
3. Giải quyết các vấn đề liên quan đến Troubleshooting:
+ Bước 1: Đầu tiên các bạn vào mục Control Panel, sau đó các bạn nhập Troubleshooting
ở trong ô tìm kiếm. + Bước 2: Tiếp đó các bạn chọn tiếp vào phầnItems Troubleshooting
.
+ Bước 3: Một cửa sổ nữa mở ra, các bạn click chọn tiếp System and Security
giống hình trên. Tiếp đó bạn click chọn sang System Maintenance
.
+ Bước 4: Khi cửa sổ System Maintenance hiện lên, các bạn click chọn Next
nhé.
+ Bước 5: Sau khi bạn chọn Next thì máy tính sẽ từ động làm việc. Khi có một thông báo System Maintenance thì bạn click chọn Try troubleshooting as an administrator
.
Khi cửa sổ nổi lên chữ Close thì bạn click vào là xong rồi đó.
4. Quét và kiểm tra ổ đĩa bằng công cụ CheckDisk:
+ Bước 1: Đầu tiên bạn nhấn tổ hợp phím Windows + X
sau đó bạn chọn vào Command Prompt (Admin).
+ Bước 2: Tiếp đến bạn nhập dòng lệnh sau vào cửa sổ cmd: chkdsk /f /r C:
sau đó bạn Enter
.
+ Bước 3: Ngay sau đó máy tính sẽ yêu cầu bạn restart lại ngay. Bạn chỉ việc gõ Y
và Enter
là được.
– Sau khi máy tính được khởi đâu lại thì ngay lập tức chức năng CheckDisk sẽ hoạt động để kiểm tra ổ cứng của bạn. Quá trình này có thể mất một khoảng thời gian hơi lâu một tý. Sau đó máy tính của bạn sẽ hoạt động trơn tru hơn.
5. Sửa lỗi full disk win 10 bằng cách tắt Maintenance:
+ Bước 1: Bạn vào máy tính và mở Action Center của mình ra nhé.
+ Bước 2: Tiếp đến thì các bạn click chuột để chọn biểu tượng lá cờ màu ở ở góc bên phải phía dưới của thanh Taskbar. Đến đây bạn hãy click chọn tiếp Open Action Center
.
+ Bước 3: Bạn vào phần để thiết lập Maintenance sau đó lựa chọn sang mục Setting
để tiến hành một số thao tác cài đặt.
+ Bước 4: Bạn click chọn Never check for solutions (not recommended)
. Cuối cùng bạn chọn OK
nhé!
6. Bạn hãy tắt chức năng Windows SmartScreen:
+ Bước 1: Tương tự như việc chúng ta tắt Maintenance vậy, với thao tác này thì bạn cũng vào phần Action Center
.
+ Bước 2: Bạn nhìn sang cột bên trái, lúc này bạn tìm và click chọn đến Change Windows SmartScreen Setting
.
+ Bước 3: Bạn thấy trong bảng Windows SmartScreen, lúc này bạn click chọn Don’t do anything (turn off Windows SmartScreen)
.
Vậy là OK.
7. Sửa lỗi full disk win 10 bằng cách set Ram ảo cho máy tính:
Nhiều khi các bạn không để ý chứ, có các nguyên nhân khiến cho máy tính bị lỗi full disk win 100%. Không thể loại trừ trường hợp máy tính của bạn Ram không đủ để máy hoạt động với nhiều chương trình.
- Giải pháp tức thời lúc này để khắc phục lỗi full disk win 10 đó là nâng cấp Ram của mình lên. Bạn có thể mua thêm Ram với bộ nhớ lớn hơn. Hoặc bạn lắp thêm một Ram nữa vào máy tính.
- Tuy nhiên cũng có một giải pháp tăng Ram cho máy tính của bạn mà không tốn thêm chi phí. Đó chính là set thêm Ram ảo cho máy tính. Với tác dụng của Ram ảo này cũng không khác gì so với Ram thông thường. Chúng ta sẽ lấy một chút dung lượng ổ cứng để set Ram nhé.
Thao tác set thêm Ram ảo:
+ Bước 1: Đầu tiên bạn click chuột phải vào My Computer
, tiếp đến bạn chọn Properties
, bạn chọn tiếp đến Advanced system settings
.
+ Bước 2: Trong cửa sổ System Properties, bạn click chọn tiếp Advanced
sau đó click chọn tiếp Setting...
+ Bước 3: Đến cửa sổ Performance Options được mở ra, bạn chọn tiếp Advanced
.
+ Bước 4: Trong phần Virtual memory bạn chọn Change
với mục đích là để set thêm Ram ảo từ ổ cứng.
+ Bước 5: Cửa sổ Virtual memory được mở ra, bạn click bỏ dấu tick tại dòng Automatically manage paging file size for all drives đi nhé.
+ Bước 6: Tiếp đến bạn nhấp chuột chọn ổ đĩa đang được cài windows. Sau đó bạn click vào Custom size
.
- Trong ô đầu tiên tương ứng với Initial size (MB) bạn nhập chỉ số ở ô hình chữ nhật màu xanh mình đánh dấu ở dưới đó. Đó chính là dung lượng Ram ảo cần thiết để set thêm do máy tính khuyến nghị.
- Tiếp theo xuống ô ở dòng thứ hai là Maximum size (MB) các bạn cứ thế nhân đôi chỉ số ở dòng trên là ra chỉ số ở dòng dưới thôi. Nhìn vào ảnh là các bạn sẽ hình dung ra thôi.
Sau khi nhập xong các bạn click vào Set
sau đó chọn OK
và máy tính sẽ khởi động lại.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành một cách khắc phục lỗi full disk win 10 bằng việc là đặt thêm Ram ảo cho máy hoạt động.
8. Khắc phục lỗi full Disk Win 10 bằng cách tắt ứng dụng Microsoft One Drive:
Có thể nhiều người sử dụng máy tính, đặc biệt là đối với hệ điều hành win 10 sẽ không cần thiết đến Microsoft One Drive.
Và trong trường hợp máy tính của bạn bị dính lỗi full disk win 10 thì cớ sao ta không tắt Microsoft One Drive đi.
+ Bước 1: Trước tiên bạn mở cửa sổ lệnh Run bằng tổ hợp phím Windows + R
. Bạn nhập lệnh gpedit.msc
để mở cửa sổ Local Group Policy Editor.
+ Bước 2: Đến đây trong cửa sổ Local Group Policy Editor bạn tiếp tục chọn theo lệnh sau: Local Computer Policy
> Computer Configuration
> Administrative Templates
> Windows Components
.
+ Bước 3: Trong Windows Components các bạn chọn OneDrive
.
+ Bước 4: Bạn thấy bên phải click đúp chuột vào Prevent the usage of OneDrive for file storage
, sau đó bạn chọn giá trị là Enable
.
+ Bước 5: Cuối cùng bạn click Apply
> OK
để hoàn tất.
Vậy là hoàn tất quá trình tắt Microsoft One Drive, đây là một cách khá hiệu quả giúp bạn khắc phục được lỗi full disk win 100%.
9. Sửa lỗi full disk win 10 bằng phần mềm Ccleaner:
Ccleaner là một phần mềm hữu ích mà mình cũng khá là hay sử dụng để quét dọn máy tính. Với nhiều chức năng được tích hợp sẵn có. Ccleaner sẽ giúp bạn xóa các tập tin, thư mục rác không cần thiết ra khỏi Windows. Với chức năng phát hiện các tập tin phát sinh rác trong quá trình hoạt động của máy tính. Ccleaner sẽ tìm và xóa các tập tin đó giúp cho máy tính của bạn chạy mượt mà hơn.
10. Cập nhật hệ điều hành:
Với những cách trên, bạn có thể khắc phục được lỗi full disk win 10 triệt để. Tuy nhiên, để tăng khả năng và hiệu suất hoạt động của máy tính. Bạn nên update windows thường xuyên, đây cũng là một biện pháp để bảo mật dữ liệu của bạn khỏi sự đe dọa từ internet.
Lời kết
Nếu bạn đã tìm hiểu thì có thể thấy rằng, đây là một lỗi mà rất nhiều người đã từng mắc phải. Và giải pháp trong trường hợp này mà phần lớn mọi người sử dụng đó là cài lại win. Ok, đây là một cách đơn giản nhất, nhưng lại không dễ dàng gì cho việc cài lại hệ điều hành. Ngoài ra mình thấy rằng cách này cũng khá mất thời gian đấy chứ.
Lỗi full disk xảy ra ở các máy chạy win 10, win 8.1, win 8 là chủ yếu. Tất nhiên đối với win 7 trở xuống thì cũng có nhưng không nhiều. Đối với lỗi full disk win 10 và full disk win 8 không khác gì nhau cả về lỗi và cách khắc phục.
Lỗi Full disk Windows 10 là một trong những lỗi khá phổ biến đối với người dùng Windows. Với những hướng dẫn ở trên, các bạn có thể thực hiện đầy đủ các bước và sẽ thấy máy tính của mình ổn định và mượt mà hơn trước. Nếu có vấn đề khó hiểu hoặc thắc mắc gì, các bạn để lại bình luận ở dưới cho mình nhé.
Chúc các bạn thành công!
3 Bình luận
Chào anh ạ!
Anh ơi sao em làm theo anh nhiều cách mà vẫn bị full disk ạ. Có cách được cách không ạ. Em làm cách 1.2.3.4.7 mà vẫn bị như thường anh ạ. Anh giúp em với ạ.
Cảm ơn anh nhiều ạ!
Tương tự như cách 2. Bạn tiến hành tìm Windows Search và Tắt Service Windows Search xem sao!
Cho mình hỏi superfetch là gì vậy Admin ơi
thanks!