Cây mật gấu ngày nay đã dần được sử dụng khá phổ biến trong xã hội. Có thể nói trong dân gian Việt Nam ta từ xa xưa cho đến nay luôn rất coi trọng vai trò chữa bệnh của các loại cây thuốc đến từ thiên nhiên. Cây mật gấu hay còn có các tên khác như Cây hoàng liên ô rô, Cây mã rồ, Cây lá đắng…
Let’s go! Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về loại cây thuốc khá đặc biệt này nhé.
Theo như các công trình nghiên cứu hiện nay của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Cây mật gấu mọc khá phổ biến ở các nơi trên thế giới. Tuy nhiên, so với các loại cây thảo dược khác thì Cây mật gấu chưa được biết đến nhiều. Nhất là các tác dụng chữa bệnh của Cây mật gấu thì vẫn còn chưa được khai thác hết ở phạm vi nghiên cứu cũng như sử dụng.
1. Tìm hiểu về đặc điểm của Cây mật gấu:
Ở bài trước, mình đã giới thiệu với các bạn về tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo. Các bạn biết đấy, ở Việt Nam ta có rất nhiều cây thuốc quý, chúng có tác dụng chữa bệnh mà ta không ngờ tới.
Cây mật gấu theo mình biết là cây có thể mang lại tác dụng chữa khá nhiều bệnh cho con người. Các nhà đông y sử dụng Cây mật gấu để hỗ trợ và điều trị các bệnh như kiết lị, viêm ruột cấp và mãn tính, viêm gan, giải độc gan rất hiệu quả.v.v…Đồng thời chúng ta có thể sử dụng Cây mật gấu để thanh nhiệt và điều hòa huyết áp cho cơ thể.
* Điều kiện sinh trưởng và phát triển của Cây mật gấu:
Cây mật gấu thường phát triển thuận lợi ở điều kiện khí hậu mát mẻ. Ngày nay theo mình tìm hiểu thì hình như chưa có nơi nào xác định nhân giống và trồng lâu dài loại cây này. Chủ yếu Cây mật gấu được khai thác ở tự nhiên, chúng mọc hoang nhiêu ở các tỉnh phía bắc như Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái…Các vùng khác của nước ta cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển được. Tuy nhiên do thời tiết không được thuận lợi cho nên Cây mật gấu phát triển sẽ chậm hơn.
Mình thấy rằng nhiều người còn thường gọi Cây mật gấu là cây Lá Đắng, vì đặc điểm của lá cây này là khi nhai có vị khá là đắng. Sau đó mới chuyển dần sang vị ngọt và lưu lại trong miệng vị ngọt rất lâu.
Trong miền Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh lại gọi Cây mật nhân là Cây cơm kìa, Cây Kim thất tai. Tuy nhiên với 3 tên gọi đó thì theo đánh giá khách quan thì chúng là 3 loại cây khác nhau. Thành phần hóa học bên trong cây, thành phần dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh là hoàn toàn khác nhau.
Wow, đương nhiên là trong phạm vi bài viết này mình chỉ giới thiệu và cung cấp cho các bạn thông tin về Cây mật gấu thôi nhé. Các loại cây dược liệu khác mình sẽ giới thiệu và thông tin cho các bạn trong các bài viết tiếp theo.
* Đặc điểm, tác dụng của Cây mật gấu:
Khoan đã, bạn đã đọc bài trước của mình về tác dụng đối với sức khỏe của cải bó xôi chưa. Nếu chưa đọc thì đọc ngay đi nhé. Sức khỏe của mình là trên hết đấy!
Cây mật gấu thân cao khoảng 3m đến 5m. Đầu lá nhọn, dạng kép nhìn trông giống lông chim sẻ, lá có nhiều răng nhọn. Hoa màu vàng hơi nhạt mọc thành cụm ở ngọn và thân. Tháng 3 cây ra hoa và đậu quả vào tầm tháng 5, tháng 6. Quả hình trái xoan đường kính quả khoảng 1cm.
Trước khi viết bài này để cung cấp các thông tin quan trọng và hữu ích cho các bạn về Cây mật gấu, thì mình đã tìm hiểu rất nhiều thông tin liên quan đến loại cây này trong nhiều tài liệu của các nhà khoa học nghiên cứu về Đông Y.
Đúng là Cây mật gấu đã được phát hiện và sử dụng trong chữa bệnh từ rất sớm. Từ lâu người dân ở các vùng của Châu Phi, Đông Á và Đông Nam Á đã để tâm đến tác dụng của Cây mật gấu rồi.
Theo kinh nghiêm dân gian thì sử dụng Cây mật gấu để uống hoặc ăn như rau xanh có thể chữa hoặc hỗ trợ điều trị được thành công nhiều bệnh thường gặp ở đời sống ngày nay như hạ thấp nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Với những công bố gần đây thì cho thấy rằng Cây mật gấu có thể dùng chữa các bệnh:
– Bệnh về tiêu hóa, chán ăn, chứng rối loạn tiêu hóa, giun sán, đặc biệt là tiểu đường…
– Các bệnh ngoài da
– Bảo vệ tim mạch thông qua việc ổn định lượng Lipid có trong máu.
* Độc tính và thành phần hóa học của Cây mật gấu:
Các nhà khoa học đã nghiên cứu rất cẩn thận về các tác dụng phụ của Cây mật gấu. Cây mật gấu có thành phần hóa học rất đa dạng và phong phú. Cây mật gấu đã được nghiên cứu và thử nghiệm về các độc tố và tác dụng của độc tố đối với cơ thể thông qua việc cho động vật sử dụng một thời gian dài.
Các kết quả sau khi lấy ra cho thấy rằng, ở các con vật cho sử dụng Cây mật gấu không có phản ứng phụ. Đồng thời xét nghiệm sinh tiết bên trong nội tạng của các con vật không có bất thường nào.
Một số thành phần hóa học có trong Cây mật gấu như Alkaloids, Saponin, Tannin, Glycoside. Các thành phần hóa học này là nguyên nhân chính khiến Cây mật gấu có vị đắng. Thành phần của Cây mật gấu còn chứa nhiều alocolid thuộc vào nhóm benzyl isoquinolein, axycanthan, palmatin và berban amin.
2. Cây mật gấu sử dụng như thế nào:
Cây mật gấu ngày nay theo quan sát của mình thì đã có khá nhiều người sử dụng. Thông thường thì mọi người hay đun nước Cây mật gấu để uống trong ngày. Với tác dụng thanh nhiệt, giảm huyết áp thì bạn có thể sử dụng nước từ Cây mật gấu để uống hàng ngày sẽ thấy tác dụng hiệu quả ngay, mà không có tác dụng phụ.
Nhiều bác sĩ có tiếng và các nhà Đông Y đã cho rằng. Các bệnh nhân sau một thời gian sử dụng Cây mật gấu để uống thì thấy tác dụng, hiệu quả trông thấy. Những người bị huyết áp cao hoặc tiểu đường đều nhận thấy bệnh tình chuyển biến rất khả quan. Một số bệnh nhân tiểu đường đã ổn định đường huyết khi đói.
Người bị huyết áp cao đã ổn định các chỉ số huyết áp khi đo. Ngoài ra nhiều người bị bệnh đường tiêu hóa đã dứt điểm tình trạng đi phân nát, đại tiện nhiều lần trong ngày…Cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Cây mật gấu còn được nhiều người khuyên là đem ngâm rượu. Bạn có thể rửa và thái nhỏ đem phơi khô hoặc sao vàng. Chọn loại rượu ngon rồi ngâm cùng Cây mật gấu vào chung một bình. Nửa tháng sau rượu sẽ chuyển sang màu sậm, càng để lâu thì màu rượu càng đậm. Nếu đặc quá bạn có thể pha thêm với rượu trắng để uống cho vừa miệng.
Một số lưu ý: Các bạn chú ý trong quá trình sử dụng Cây mật gấu cần phải tăng liều lượng một cách dần dần. Đặc biệt là không được ngưng đột ngột và tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của các thầy thuốc để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Đồng thời khi sử dụng nước uống từ Cây mật gấu thì các bạn nên thường xuyên và định kỳ theo dõi tình trạng bài tiết và hoạt động của gan, thận…
Mặc dù là Cây mật gấu có vị đắng, tuy nhiên lâu dần lại có vị ngọt trong miệng khi dùng. Ngoài ra cây mật gấu có mùi khá dễ chịu. Sử dụng một cách hợp lý là bạn và gia đình đã có thể cải thiện được sức khỏe cho mình và người thân rồi.
Bên cạnh đó, mình vẫn khuyên chân thành các bạn rằng dùng bất kỳ một loại thuốc Đông, Tây Y nào cũng cần để tâm đến tác dụng phụ. Một yếu tố quan trọng nữa là hỏi ý kiến các bác sỹ trước khi sử dụng
Chúc các bạn sức khỏe, hạnh phúc và kiếm thật nhiều tiền!