Trang chủPhần cứngCách xem thông tin cấu hình và kiểm tra phần cứng máy tính

Cách xem thông tin cấu hình và kiểm tra phần cứng máy tính

Hoàng Hoa Thám
3158 Lượt xem

Các bạn sử dụng máy tính thì các thông số kỹ thuật về máy tính của mình cũng nên biết. Các bạn biết cách xem cấu hình máy tính giúp cho việc thay thế các linh kiện sao cho tương thích. Đồng thời đây cũng là một cách để bạn nắm được thông tin thực tế của máy tính.

Có rất nhiều cách kiểm tra và xem thông tin cấu tính của máy tính. Bản thân hệ điều hành Windows XP, 7, 8, 8.1 hay Windows 10 cũng cung cấp cho người dùng tiện ích kiểm tra cấu hình máy. Bài viết này sẽ hướng dẫn cụ thể các bạn cách xem thông tin cấu hình máy tính của mình nhanh nhất!


I. Cách xem thông tin cấu hình máy tính mà không cần dùng phần mềm

1. Cách xem thông tin cấu hình máy tính bằng Directx Diagnostic Tool

Đây là một tiện ích quen thuộc với nhiều người để kiểm tra cấu hình máy. Directx diagnostic tool còn được gọi tắt là Dxdiag. Tiện ích này có sẵn trong hệ điều hành Windows ở tất cả các phiên bản từ Windows XP, Windows 7, 8, 8.1 và Windows 10.

Bạn thao tác như sau:

+ Đầu tiên các bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run.

+ Trong form Open các bạn gõ nhập lệnh dxdiag sau đó ấn Enter. Ngay lập tức một cửa sổ Directx Diagnostic Tool mở lên như hình dưới các bạn quan sát.

Cách xem cấu hình máy tính

+ Ở cửa sổ Directx diagnostic tool, các bạn có thể thấy bao gồm các Tab đó là: System, Display, Sound, Input, Render. Với mỗi thẻ tab sẽ cho chúng ta những thông tin khác nhau về cấu hình của máy tính.

Tuy nhiên chúng ta cũng chỉ cần quan tâm đến tab System là đủ với nhiều thông tin về cấu hình máy tính ở đây rồi.

* Lưu ý: Khi máy tính của bạn đã cài Driver cho card màn hình rời thì cửa sổ Directx diagnostic tool mới hiện lên thẻ Render.

Computer Name: Tên của máy tính là HOANGTHAM.COM. Phần này là tên mà bạn đã đặt trong quá trình cài Win.

– Processor: Phần này thể hiện khá chi tiết các thông tin về Chip. Processor ở máy tính của mình có thông số là  Core i7-4710HQ, với tốc độ 2.5GHz, CPU có 8 luồng.

– Memory: Cho chúng ta biết các thông tin về RAM, ở đây là 12288MB hoặc có thể hiểu ở đây là Ram 12GB.

Đó là một số thông tin cơ bản về cấu hình của máy tính. Các bạn có thể kết hợp với phần mềm để xem rõ hơn cũng được đấy.

Operationg System: Tức là Phiên bản của hệ điều hành. Ở đây máy tính của mình đang sử dụng hệ điều hành Windows 8.1 64-bit

– System Model: Máy tính của mình hiệu Asus với ký hiệu sản phẩm là Asus G551JK.


2. Cách xem cấu hình máy tính bằng lệnh msinfo32

Cách xem cấu hình máy này cũng sử dụng luôn cái tiện ích của Windows mà thôi. Việc thao tác kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh msinfo32 như sau:

+ Việc đầu tiên các bạn cần thực hiện đó là mở hộp thoại Run lên bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R.

+ Hộp thoại Run mở lên, bạn gõ lệnh msinfo32 vào ô nhập lệnh sau đó ấn Enter.

Cách xem cấu hình máy tính

+ Bạn thấy một cửa sổ System infomations được mở lên. Và tại cửa sổ System infomations này các bạn sẽ kiểm tra được rất nhiều thông tin về cấu hình của máy tính.

cách xem cấu hình máy tính

=> Các thông số cơ bản là cũng rất đầy đủ tương tự như cách trên. Với cách này chúng ta cũng có thể kiểm tra ổ cứng bạn đang dùng là ssd hay hdd.


3. Cách xem cấu hình laptop, máy tính bằng Computer Properties

Đây là một cách để xem cấu hình máy tính, laptop khá nhanh và đơn giản. Tuy nhiên các thông số về cấu hình máy tính khi chúng ta test bằng cách này thì sẽ không được đầy đủ. Cách này thì Microsoft tích hợp ở tất cả các phiên bản của Windows như Win XP, Win 7, Win 8…

Bạn tìm đến biểu tượng Computer và click chuột phải vào đó. Tiếp đến các bạn chọn tiếp vào Properties.

Cách xem thông tin và cấu hình máy tính

Với cách này các bạn có thể kiểm tra các thông tin của máy tính như:

  • Kiểm tra RAM máy tính của mình.
  • Bạn có thể xem card màn hình.
  • Kiểm tra chip
  • Kiểm tra hệ điều hành phiên bản nào.

Như mình đã đề cập ban đầu, chúng ta kiểm tra cấu hình laptop có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ của chiếc máy tính.

Cách xem cấu hình máy tính


II. Sử dụng phần mềm CPU-Z để xem cấu hính máy tính nhé

Đến đây mình sẽ giới thiệu các bạn phần mềm CPU – Z để  xem cấu hình máy tính. Trước hết bạn nên tải phần mềm này và cài đặt vào máy tính. Đối thủ của CPU-Z đó chính là GPU-Z. Cả hai phần mềm này đều cho chúng ta kết quả rất chi tiết về cấu hình của máy tính.

Các bạn có thể download phần mềm CPU-z

Download

Sau khi đã tải CPU-z về thì bạn tiến hành cài đặt phần mềm này một cách bình thường. Sau đó bạn mở phần mềm này lên. Giao diện của nó khá là rất trực quan. Bạn có thể dễ dàng thấy được các thẻ của CPU-z này:

Cách xem cấu hình máy tính

1. Đầu tiên chúng ta xem thẻ CPU nhé

Có rất nhiều thông số nào là tên của CPU là Intel core i3. Tiếp theo là thông số Thread = 4 tức là CPU có 4 luồng xử lý. Cores = 2 tức là CPU loại 2 nhân. Máy khá là mạnh đúng không các bạn? Với tốc độ xử lý thông tin là 2.5GHz.

cách xem cấu hinh máy tính

2. Với thẻ Caches

Thẻ Caches cung cấp cho chúng ta thông tin bộ nhớ đệm.

Cách xem cấu hình máy tính

3. Với thẻ Mainboard

Cung cấp các thông tin về bo mạch chủ.

Cách xem cấu hình máy tính

4. Thẻ Memory

Thẻ này cung cấp các thông số về RAM, gồm có loại RAM, bộ nhớ bao nhiêu và tốc độ của RAM như thế nào.

Cách xem cấu hình máy tính

5. Thẻ SPD

Cung cấp cho các bạn các thông tin của các khe cắm RAM, mỗi một Slot # tương ứng với 1 khe cắm RAM. Bạn có bao nhiêu khe cắm RAM thì sẽ có bấy nhiêu Slot #.

Bên cạnh đó thì mỗi Slot # được chọn, các bạn có thể thấy được thông tin liên quan ứng với mỗi khe cắm RAM đó.

Cách xem cấu hình máy tính

6. Tìm hiểu thông tin thẻ Graphics

Các bạn lưu ý là trong Display Device Selection. Máy tính của bạn sử dụng loại Card màn hình nào là sẽ hiện lên khi bạn click chuột vào chọn. Như ở hình dưới các bạn có thể thấy máy tính của mình sử dụng card onboard. Bên cạnh đó mình còn xài cả card rời có tên NVIDIA GeForce GTX 850M.

cách xem cấu hình máy tính

7. Thẻ About

Cung cấp cho chúng ta thêm một số thông tin của hệ điều hành.

Đó là toàn bộ nội dung của bài cách xem cấu hình máy tính. Các bạn đọc cho kỹ rồi hãy áp dụng nhé.

Ngoài ra xin lưu ý với các bạn rằng: Một số máy tính của các bạn có cài Card đồ họa rời như ở trường hợp trên chẳng hạn. Thế nhưng chưa chắc các bạn đã sử dụng hết công suất của nó. Đặc biệt nếu máy tính của bạn có cài card rời thì nên cài bổ đầy đủ Driver cho nó.

Rất đơn giản là khi máy tính của bạn có cài Card rời mà chưa biết đã cài Driver hay chưa. Chúng ta có thể sử dụng lệnh dxdiag để mở Directx diagnostic tool. Nếu trong cửa sổ Directx Diagnostic Toolc chưa có thẻ Render thì các bạn cần cài bổ sung ngay Driver cho card màn hình nhé.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp các cách xem cấu hình  máy tính. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra các thông tin cần thiết về phần cứng của máy tính cũng như hệ điều hành của mình đang sử dụng. Hy vọng bài viết này giúp các bạn có thể kiến thức về máy tính. Chúc các bạn thành công!

Bài viết tương tự

Vào mục thảo luận