Trang chủThủ thuật OfficeExcelCách làm tròn số trong Excel

Cách làm tròn số trong Excel

Phong Nguyễn
1033 Lượt xem

Làm tròn số là một yêu cầu thường gặp trong Excel. Nhất là đối với những bạn nhân viên văn phòng thường xuyên sử dụng bảng tính Excel trong xuất nhập hàng hoá. Như các bạn đã biết, có rất nhiều kiểu làm tròn số trong Excel khác nhau. Điều này tuỳ thuộc vào yêu cầu làm tròn số. Với mỗi yêu cầu làm tròn số thì chúng ta cần kết hợp các hàm Excel sao cho phù hợp để có kết quả chính xác nhất.

Ở bài viết này mình sẽ giới thiệu các hàm làm tròn số thông dụng nhất trong Excel. Các bạn có thể áp dụng đơn giản để thực hiện làm tròn số.

Cách làm tròn số trong Excel

Các hàm để làm tròn số trong Excel

  • ROUND() – Dùng để làm tròn số trước và sau dấu phẩy
  • ROUNDUP(), ROUNDDOWN() – Làm tròn số về một chiều, có thể là về số 0 hoặc về phía xa số 0.
  • MROUND() – Làm tròn đến bội số của một số khác
  • CEILING() và hàm FLOOR() – làm tròn đến bội số gần nhất của một số đã được chỉ định. Và có sự khác biệt chút ít về cách tính: CEILING() luôn luôn làm tròn một số ra xa số 0, còn FLOOR() làm tròn về số 0.
  • EVEN(), ODD() – Với 2 hàm này thì đơn giản hơn chút. Hàm Even() làm tròn đến số nguyên chẵn gần nhất. Ngược lại ODD() dùng để làm tròn đến số nguyên lẻ gần nhất. Hai hàm này đều làm tròn ra xa số 0.
  • INT() và TRUNC() – Dùng để làm tròn một số thành một số nguyên.

Bây giờ chúng ta đi tìm hiểu cụ thể cách dùng, cú pháp của từng hàm nhé.

Cách dùng các hàm làm tròn số trong Excel

1. Hàm ROUND()

– Sử dụng hàm Round() để làm tròn nhằm rút gọn số lại tuỳ ý. Hàm này được sử dụng khá phổ biến, với cú pháp cũng rất đơn giản.

Công thức: “= ROUND(Số muốn làm tròn, num_digits)”

– Cụ thể:

  • num_digits > 0 : làm tròn tới số thập phân được chỉ định
  • num_digits = 0 : làm tròn tới số nguyên gần nhất
  • num_digits < 0 : làm tròn tới phần nguyên được chỉ định

– Ví dụ với số thập phân như sau: 1357.5678

  • ROUND(1357.5678, 3) = 1357.568
  • ROUND(1357.5678, 2) = 1357.57
  • ROUND(1357.5678, 1) = 1357.6
  • ROUND(1357.5678, 0) = 1358
  • ROUND(1357.5678, -1) = 1350
  • ROUND(1357.5678, -2) = 1300
  • ROUND(1357.5678, -3) = 1000

2. Hàm MROUND()

Với hàm MROUND() ta sẽ dùng để làm tròn số đến bội số của số khác

Công thức: = “MROUND(số bạn muốn làm tròn, multiple)”

  • Trong đó “multiple” là số mà bạn muốn làm tròn number đến bội số của nó

– Trường hợp number và multiple khác dấu, hàm sẽ báo lỗi ở dạng #NUM!
– Trường hợp number và multiple bằng nhau, ta được kết quả là chính số đó

– Với hàm MROUND() thì sẽ làm tròn lên. Khi phần chia của phép chia number cho multiple lớn hơn hoặc bằng 1/2 multiple. Ngược lại là làm tròn xuống khi phần chia của phép chia number cho multiple nhỏ hơn 1/2 multiple

Ta lấy ví dụ như sau:

  • MROUND(5, 2) = 6 (do 5/2 > 2/2, bội số của 2 gần nhất mà lớn hơn 5 là 6)
  • MROUND(11, 5) = 10 (do 11/5 < 5/2, bội số của 5 gần nhất mà nhỏ hơn 11 là 10)
  • MROUND(13, 5) = 15 (do 13/5 > 5/2, bội số của 5 gần nhất mà lớn hơn 13 là 15)
  • MROUND(5, 5) = 5 (number và multiple bằng nhau)
  • MROUND(7.31, 0.5) = 7.5 (do 7.31/0.5 > 0.5/2, bội số của 0.5 gần nhất mà lớn hơn 7.31 là 7.5)
  • MROUND(-11, -5) = -10 (do -11/-5 > -5/2, bội số của -5 gần nhất mà lớn hơn -11 là -10)
  • MROUND(-11, 5) = #NUM! (number và multiple khác dấu)

3. Hàm ROUNDDOWN() và Hàm ROUNDUP()

Đối với hai hàm có nhiều điểm tương đồng với hàm ROUND() ta đã tìm hiểu ở trên. Một điểm khác đó là chúng chỉ được làm tròn theo một chiều.

  • ROUNDDONW() được làm tròn một số về 0
  • ROUNDUP() thì được làm tròn một số ra xa số 0.

Công thức cụ thể:

  • = ROUNDDOWN(Số cần làm tròn, num_digits)
  • = ROUNDUP(number, num_digits)

Trong đó num_digits chính là số nguyên, thể hiện cách mà ta cần làm tròn.

  • num_digits > 0 : làm tròn tới số thập phân được chỉ định
  • num_digits = 0 : làm tròn tới số nguyên gần nhất
  • num_digits < 0 : làm tròn tới phần nguyên được chỉ định

Ta có ví dụ: So sánh giữa ROUNDDOWN() và ROUNDUP(), các bạn quan sát kỹ ảnh dưới đây nhé:

Làm tròn số trong excel

4. Hàm CEILING() và Hàm FLOOR()

– Tương tự ta có 2 hàm CEILING() và FLOOR() giống với hàm MROUND() ở trên.

– 2 hàm CEILING() và FLOOR() dùng để làm tròn đến bội số gần nhất của một số được chỉ định. Có điểm khác về cách tính.

  • Hàm CEILING() luôn luôn làm tròn một số ra xa số 0
  • Hàm FLOOR() làm tròn về số 0.

Công thức:

= CEILING(Số cần làm tròn, significance)
= FLOOR(number, significance)

Trong đó significance là con số mà bạn cần phải làm tròn number tới bội số của nó

– Trường hợp mà number và significance khác dấu với nhau, kết quả là hàm sẽ báo lỗi #NUM!

– Còn khi number là bội số của significance. Ta sẽ được kết quả là chính số đó

Ta sẽ xem ví dụ về so sánh giữa CEILING(), FLOOR() và MROUND() – ở ví dụ này, xem như significance là multiple của MROUND()

Làm tròn số trong Excel 111

5. Hàm EVEN() và Hàm ODD()

Tiếp tục ta tìm hiểu hai hàm EVEN() và hàm ODD().

Với 2 hàm này làm tròn rất đơn giản:

  • Hàm EVEN() để làm tròn đến số nguyên chẵn gần nhất
  • Hàm ODD() làm tròn đến số nguyên lẻ gần nhất. Ngoài ra 2 hàm này đều sử dụng để làm tròn theo kiểu chạy xa khỏi số 0.

Công thức: = EVEN(number) | = ODD(number)

Ta có ví dụ:

  • EVEN(14.2) = 16
  • EVEN(-23) = 24
  • ODD(58.1) = 59
  • ODD(-6) = -7

6. Hàm INT() và hàm TRUNC()

Hai hàm INT() và TRUNC() đều được dùng để làm tròn một số thành một số nguyên.

Công thức như sau:

= INT(number)

= TRUNC(number [, num_digits])

Trong đó: num_digits: Là số nguyên, nó thể hiện cách bạn cần cắt bớt số

  • Với num_digits > 0 : Khi number là một số thập phân. Thì num_digits chỉ ra số con số thập phân bạn muốn giữ lại (ở sau dấu phẩy)
  • Với num_digits = 0 hoặc không nhập: Kết quả thu được sẽ cắt bỏ hết phần thập phân của number (nếu có)
  • Với num_digits < 0 : làm tròn number thành một số nguyên và làm tròn number sang trái thành một bội số của 10.

* Hàm INT() dùng để làm tròn một số tới số nguyên gần nhất

– Trong trường hợp với số dương thì hàm INT() và TRUNC() cho kết quả giống nhau (num_digits của TRUNC() = 0 hoặc không có);

– Tuy nhiên trường hợp với số âm thì 2 hàm này sẽ cho ta các kết quả khác nhau.

Bạn xem ví dụ sau đây:

  • INT( 345.678) = 345 | TRUNC( 345.678) = 345
  • INT(-345.678) = -346 | TRUNC(-345.678) = -345

Và nếu như num_digits khác 0, TRUNC() sẽ khác so với ROUND() ở chỗ: ROUND() thì làm tròn, còn TRUNC() thì chỉ cắt bớt số chứ không làm tròn.

Ta xem tiếp ví dụ về hàm TRUNC()

Cách làm tròn số trong excel chuẩn nhất

Lời kết

Trên đây là một số hàm và công thức làm tròn số tương ứng trong Excel. Các bạn có thể ôn tập bằng các ví dụ cụ thể để có thể thành thạo các hàm trên. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích các bạn rất nhiều trong công việc hàng ngày.

Chúc các bạn thành công!

Bài viết tương tự

Vào mục thảo luận